là những giả định, niềm tin và khái quát ăn sâu vào tiềm thức, định hình cách cá nhân nhận thức thế giới và đưa ra quyết định. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình cách các nhóm và cá nhân hiểu công việc của họ, hợp tác và thích ứng với những thay đổi. Continuous Learning Culture trong SAFe® nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển các Mental Models này để tăng cường sự nhanh nhẹn và hiệu quả.

Khi cá nhân xây dựng Personal Mastery họ sẽ cần đối phó với creative tension và khác biệt với thực tại (từ nhận thức về cách thế giới vận hành).

Về cơ bản nhận thức này (mental models) là một quan điểm của tổ chức học tập, Mental Models định hình nhận thức của cá nhân học tập và phục vụ hai mục đích chính sau:

  • Giúp cá nhân hiểu được thế giới xung quanh họ
  • Cho cá nhân biết về cách thực hiện hành động

Các mental models cho cá nhân và tổ chức biết về những gì đã hiệu quả trong tình hình hiện tại đối với một vấn đề cụ thể.

Vậy chúng ta cần gì cho cá nhân và tổ chức để thêm và thay đổi mental models:

  • Các công cụ thúc đẩy nhận thức cá nhân và kỹ năng phản xạ
    • Reflective practice
    • So sánh Lý thuyết được ủng hộ so với lý thuyết đang sử dụng
  • Cơ sở hạ tầng cố gắng thể chế hóa các hoạt động, gắn kết chúng với các mental models
  • Một văn hóa thúc đẩy sự tìm tòi và cho phép thách thức tư duy hiện tại

Khả năng thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh lại các Mental Models là một yếu tố quan trọng giúp hình thành nên nguyên lý thứ năm, tư duy hệ thống. Việc không điều chỉnh các Mental Models khi có thông tin mới sẽ ngăn cản các tổ chức nhìn nhận toàn diện và do đó, không suy nghĩ theo hướng toàn bộ hệ thống.